Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

anh tin bai

Làm trang phục truyền thống là nghề thủ công lâu đời của hầu hết các dân tộc Lào Cai. Từ việc trồng bông, kéo sợi, se lanh, dệt vải và may thêu, trang trí để tạo thành một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh đều được những đôi tay cần mẫn của phụ nữ các dân tộc khéo léo giữ gìn.

anh tin bai

Đồng báo La Chí vẫn giữ thói quen trồng bông lấy nguyên liệu dệt vải. Cây bông được trồng vào độ tháng 3 - 4 hằng năm, đến tháng 8 - 9 sẽ cho thu quả. Chị em đem về phơi khô rồi tách hạt lấy phần bông trắng.

anh tin bai

Bông sau khi phơi khô sẽ được mang đi kéo sợi. Để sợi vải được bền, chắc, công đoạn kéo sợi rất quan trọng.

anh tin bai

Dệt vải bằng khung cửi thủ công rất cầu kỳ, đòi hỏi sự cần mẫn của người phụ nữ. Vào mùa dệt vải, ở khắp các bản làng vùng cao, tiếng thoi đưa vẫn lách cách đêm, ngày.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Sau khi có những tấm vải sợi như ý, thiếu nữ vùng cao lại cần mẫn trang trí bằng những đường nét, hoa văn thổ cẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

anh tin bai

Dân tộc Mông đen có phương pháp trang trí bằng cách vẽ sáp ong trên nền vải lanh rất độc đáo.

anh tin bai

May khâu là công đoạn cuối cùng để tạo nên bộ trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai.

anh tin bai

Qua rất nhiều tháng ngày tỉ mỉ, chịu thương, chịu khó, những đôi tay cần mẫn của phụ nữ vùng cao đã tạo nên bộ trang phục truyền thống tuyệt đẹp - một trong những biểu trưng văn hóa của dân tộc mình.

Theo Báo Lào Cai




Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập